Bạn có thể ‘thắng’ hoặc ‘thua’ trong cuộc chiến bán hàng với đối thủ cạnh tranh ngay trên chính trang sản phẩm của mình. Việc cấu trúc và trình bày sản phẩm của bạn một cách chính xác cho cả công cụ tìm kiếm và người xem là cực kỳ quan trọng để đạt được xếp hạng tốt và tăng chuyển đổi người xem thành người mua.
Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để tối ưu hóa trang sản phẩm nhằm tăng doanh số và xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
1. Nâng cấp hình ảnh
Kết luận này cũng không phải phát minh khoa học lớn lao gì: “hình ảnh lớn hơn, chất lượng tốt hơn sẽ giúp bán nhiều sản phẩm hơn”. Đó là kết quả thực tế, một nghiên cứu gần đây đã cho thấy hình ảnh lớn hơn có thể tăng doanh thu bán hàng online lên đến 9%. Cùng với kích thước và chất lượng hình ảnh, bạn cũng nên xem xét đến số lượng các bức hình. Có nhiều hình ảnh cho một sản phẩm, cho thấy các tính năng và góc độ khác nhau duy nhất sẽ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng của bạn khi đề cập đến đến việc đưa ra quyết định có mua hay không.
Ngoài ra, bạn có thể thêm vào hình ảnh sản phẩm là sự nhất quán trong toàn bộ cửa hàng của bạn. Sử dụng hình nền, góc độ và kích thước hình ảnh tương tự nhau sẽ tạo ra một trải nghiệm duyệt web hài hòa hơn cho người mua sắm.
Fifty Three là một ví dụ điển hình về sự nhất quán chất lượng cao này. Hãy xem hình nền lặp lại và ảnh chụp chất lượng cao được thấy trên trang sản phẩm Pencil (bút chì) của họ dưới đây đem đến một trải nghiệm liền mạch.
Và bạn đừng quên yếu tố “công cụ tìm kiếm” khi đề cập đến hình ảnh nhé. Cụ thể là những mô tả có liên quan, giàu từ khóa cần phải được thêm vào mỗi hình ảnh, “nói” với các robot công cụ tìm kiếm chính xác những gì hình ảnh biểu đạt. Sử dụng mô tả một cách chính xác có thể dẫn đến một sự thúc đẩy khá về truy cập từ các công cụ tìm kiếm hình ảnh.
2. Vận dụng từ ngữ
Cũng giống như phần còn lại của trang web, từ ngữ trên các trang sản phẩm của bạn cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn nên được đưa vào trong cả thẻ tiêu đề và META description của trang. Cũng cực kỳ có lợi khi thêm vào các từ khóa trong chuỗi URL của sản phẩm.
Một ví dụ tốt sẽ là cửa hàng bán hàng trực tuyến của Evisu. Tiêu đề sản phẩm của họ được đóng gói với thông tin ngắn gọn, nhưng chúng cũng được hỗ trợ bởi mô tả đắt giá, như hình dưới đây.
Ngoài việc gây ấn tượng với công cụ tìm kiếm, tiêu đề sản phẩm và mô tả nhiều thông tin sẽ gây tò mò cho người truy cập cửa hàng trực tuyến của bạn. Tiêu đề và mô tả ngắn gọn nhưng nhiều thông tin ít tạo ra sự bối rối, dẫn đến khách hàng cảm thấy yên tâm hơn về sản phẩm mà họ đang xem. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu bạn muốn sử dụng tên sản phẩm sáng tạo và hấp dẫn không nói bất cứ điều gì về việc sản phẩm thực sự là cái gì? Bạn vẫn có thể làm điều này nhưng nên đảm bảo rằng bạnđã thêm vào các từ khóa mô tả trong thẻ tiêu đề của trang sản phẩm.
Theo kinh nghiệm, một tiêu đề sản phẩm tốt nên khiến cho người xem muốn mua và cung cấp cho công cụ tìm kiếm thông tin cần thiết để giúp mọi người tìm thấy sản phẩm của bạn. Trong khi đó, một mô tả sản phẩm tốt sẽ nêu rõ chi tiết, sử dụng các từ khóa có liên quan và khuyến khích người mua sắm chứ không mập mờ.
3. Tạo cảm giác thực
Khách hàng truy cập cửa hàng trực tuyến của bạn thường coi mô tả sản phẩm là phóng đại. Bởi vì xét cho cùng thì chúng đã được viết bởi chính bạn - người bán hàng. Vì vậy, để được người tiêu dùng đánh giá cao sản phẩm của bạn thực sự tốt như thế nào, bạn nên xem xét thêm vào các đánh giá và lời chứng thực thật sự từ các khách hàng hiện có. Shop bán vỏ iPad có tên Cardinal Case đã làm tốt điều này, bạn có thể xem dưới đây. Cùng với các sản phẩm, họ đã kết hợp một danh sách ngắn gọn những đánh giá tích cực của khách hàng.
Việc đưa các đánh giá này lên trang sản phẩm của bạn tạo ra bằng chứng xã hội, khiến người mua tiềm năng tin tưởng hơn đối với sản phẩm mà họ đang cân nhắc cũng như gia tăng thiện cảm của họ đối với toàn bộ cửa hàng của bạn. Đây là một cách cực kỳ đơn giản để làm cho các trang sản phẩm của bạn thuyết phục hơn, đồng thời cũng cung cấp cho công cụ tìm kiếm nội dung bổ sung có liên quan để xem xét xếp hạng trang web của bạn.
Bạn có thể xem tiếp “5 cách tối ưu hóa trang sản phẩm cho người xem và công cụ tìm kiếm (Phần 2)” tại đây.
(Tổng hợp từ www.shopify.com/blog)