Giả sử vào một ngày đẹp trời nào đó bạn đang kiểm tra backlink trỏ đến website bán hàng của mình như kế hoạch thường làm, và rồi bạn trông thấy số lượng liên kết tăng cao đột biến!? Lúc đầu chính bạn cũng không chắc mình nên vui mừng hay sợ hãi với con số ấn tượng này, nhưng ngay sau đó bạn chợt nhớ ra một khả năng kinh khủng khác: Mình đang bị tấn công!!!
Dường như có một kẻ xấu tính nào đó đã cố tình phá website của bạn bằng các liên kết spam (như hình dưới) với hi vọng rằng Google sẽ phạt nặng bạn, đánh tụt thứ hạng hiện tại của trang web.
Kẻ đó có thể chính là đối thủ cạnh tranh của bạn, nhưng rất khó để xác định chính xác, nhất là trong môi trường kinh doanh online quá khốc liệt này. Đây chính là những thủ thuật SEO “bẩn” của đối thủ mà bạn cần phải phòng tránh và lên kế hoạch giải quyết nếu không muốn thứ hạng mình vất vả cải thiện sẽ tụt nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng Google chỉ phạt bạn khi số lượng backlink spam áp đảo so với số lượng liên kết tốt mà thôi. Vậy nên những trang web xây dựng được số lượng khổng lồ các backlink chất lượng thì những thủ thuật SEO “bẩn” kia chưa chắc thực hiện được, như ví dụ dưới đây chẳng hạn.
Nhưng dĩ nhiên đó chỉ là trường hợp website của bạn đã phát triển lớn mạnh và vững chắc mà thôi, thế còn các website mới thì sao, làm thế nào để phát hiện các thủ thuật chơi bẩn và có giải pháp phòng chống nào khả thi không? Hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Những thủ thuật SEO "bẩn" của đối thủ
Ngoài một số ngành nghề độc quyền tại nước ta như điện nước, xăng dầu thì tất cả các lĩnh vực khác đều có sự cạnh tranh nhất định, mức độ khốc liệt tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô của thị trường trong từng thời điểm. Nghề SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) cũng không nằm ngoài quy luật này. Bảng xếp hạng vị trí tìm kiếm của Google thì chỉ có một, trong khi đó mỗi lĩnh vực kinh doanh online lại có hàng trăm, hàng nghìn người cùng làm và ai cũng muốn mình lên “top 10”, “top 3”, vì thế không cần nói cũng hiểu mức độ cạnh tranh ở đây cao thế nào. Hệ lụy của việc này khiến cho không ít SEO-er lựa chọn cách tiêu cực để hạ gục đối thủ, kéo họ tụt hạng thay vì dùng chính năng lực bản thân. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số thủ thuật SEO “chơi bẩn” như thế để các bạn đề phòng.
1. “Spam” nội dung
Từ lâu trong giới SEO nói riêng và tiếp thị trực tuyến nói chung đã nhận định “Content is King” – Nội dung là vua – nhất là khi Google sử dụng rất nhiều thủ thuật để đánh giá độ mới và chất lượng của nội dung website. Chính vì thế các SEO-er luôn cố gắng tạo ra hoặc sử dụng những nội dung mới, hấp dẫn hỗ trợ cải thiện thứ hạng cho trang web mà mình đang làm. Tuy nhiên, nhiều kẻ lợi dụng sự sơ suất, thiếu thận trọng của một số SEO-er khiến cho nội dung của họ bị Google đánh giá là trùng lặp hay spam quá nhiều. Thủ thuật SEO “chơi bẩn” đó là copy lại nội dung của người khác, sau đó đăng lên nhiều diễn đàn, website rác. Nếu người bị hại không có biện pháp phòng tránh thì rất dễ bị Google đánh tụt hạng.
Trong trường hợp này, bạn nên submit nội dung ngay khi viết xong với Google để được index sớm. Như vậy Google sẽ coi nội dung của bạn là bản gốc, đã được kiểm chức, tất cả những nội dung sau chỉ là loại “copy”.
2. Đặt backlink vào những website đen
Nếu “Content is King” thì các liên kết được mệnh danh “Link is Queen”, điều này nó lên tầm quan trọng không kém của các liên kết nội bộ và bên ngoài website. Backlink là những liên kết đổ về từ các trang web khác, hiểu đơn giản là bạn đang được website đó giới thiệu. Nếu website giới thiệu uy tín, có chất lượng cao, được Google đánh giá tốt thì những backlink đặt website ấy rất hữu ích trong việc làm tăng thứ hạng trang của bạn. Ngược lại, nếu website bị liệt vào danh sách đen, ví dụ web sex chẳng hạn, thì mặc nhiên Google sẽ cho rằng website của bạn cũng “cùng một giuộc” với nó.
Kẻ gian sẽ lợi dụng kẽ hở này để kéo tụt thứ hạng mà bạn đã bỏ rất nhiều công sức đạt được, chúng rải hàng loạt backlink vào web đen, đưa bạn đến gần hơn những hình phạt của Google. Muốn phòng tránh thì cách tốt nhất là thường xuyên kiểm trang link đổ về website, khi phát hiện điều bất thường là phải chặn lại ngay lập tức.
3. Đặt link web đen vào từng bài viết
Ngược lại với thủ thuật SEO “chơi bẩn” trên, kẻ gian sẽ vào các bài viết trên website của bạn, đặt các liên kết dẫn đến web đen. Hậu quả thì tương tự, Google sẽ coi bạn như một kẻ “tòng phạm” khi giới thiệu các trang web xấu và đưa ra án phạt cho bạn. Biện pháp duy nhất là kiểm duyệt bình luận thường xuyên để kịp thời xóa đi những bình luận ác ý như vậy.
4. DDos
Dos là một hình thức tấn công từ chối dịch vụ mà các hacker hay sử dụng nhất, hiểu một cách đơn giản thì kẻ gian sẽ dùng một máy khách gửi nhiều truy vấn cùng lúc tới máy chủ, khiến máy chủ bị quá tải khiến cho người dùng khác không truy cập được. DDos là hình thức biến tướng của Dos, thay vì dùng một thì hacker sử dùng nhiều máy khách để gửi truy vấn cùng lúc, hậu quả thì tương tự nhưng cách giải quyết lại khó hơn nhiều. Với Dos, bạn chỉ cần chặn IP của máy khách “phá hoại” là được, nhưng tròng DDos có hàng trăm, hàng nghìn địa chỉ IP khác nhau nên rất khó kiểm soát. Nhưng DDos thì liên quan gì đến thủ thuận SEO “chơi bẩn”?
Đơn giản thôi, website mà không thể truy cập được trong thời gian dài thì cũng tương đương với website chết, thứ hạng sẽ tụt một cách nhanh chóng. Rất buồn là không có cách chống lại DDos triệt để, chỉ có thể hạn chế nó bằng phương pháp mở rộng server thôi hoặc hạn chế số lượt truy cập trong thời điểm nhất định mà thôi. Nhưng trong kinh doanh online, cả 2 giải pháp này đều không quá khả thi, cái đầu tiên thì tốn quá nhiều tiền, cái sau lại gây ảnh hưởng cho khách hàng.
4 bước bảo vệ website khỏi thủ thuật SEO "bẩn"
Bước 1: Tự động cập nhật dữ liệu
Điều đầu tiên mà bạn cần làm là thường xuyên cập nhật những dữ liệu đo lường quan trọng của website bán hàng. Để làm điều đó hãy tích hợp một số công cụ phân tích và theo dõi hữu ích của Google như Google Webmaster Tools, Google Analytics. Tiếp theo, hãy chắc rằng bạn đã kích hoạt tính năng thông báo qua email như hình dưới:
Tại phần lựa chọn chủ đề thông báo hãy chọn tất cả (All issue) để không bỏ sót bất kỳ thông tin nào. Như vậy khi website của bạn có dấu hiệu bị tấn công hay xuất hiện phần mềm độc hại thì bạn sẽ nhận được tin báo ngay lập tức.
Tiếp theo, bạn cần cập nhật email về các backlink mới, điều này sẽ giúp bạn kịp thời ngăn chặn khi kẻ xấu vừa bắt đầu dùng backlink spam đối với bạn. Những email này sẽ được gửi về hàng ngày, cho bạn cái nhìn tổng quát về những liên kế trỏ đến trang web của bạn, chỉ cần một dấu hiệu bất thường bạn sẽ phát hiện ra ngay.
Có một vài công cụ khá hữu ích để theo dõi backlink như OpenLinkProfiler chẳng hạn, mặc dù gói miễn phí bị hạn chế tính năng nhất định nhưng vẫn là giải pháp tuyệt vời cho các trang web nhỏ. Sau khi tạo tài khoản trên OpenLinkProfiler hãy nhấp vào “Link Alerts”, sau đó nhập địa chỉ website và email vào là được.
OpenLinkProfiler sẽ gửi thông báo về mail cho bạn mỗi ngày.
Nếu không bạn có thể dùng Ahref, nó cũng có tính năng này với một cơ sở dữ liệu khá lớn và tin cậy hơn. Tại mục Links nhấp vào New/Lost để xem thống kê.
Hoặc chọn mục “Email Notifications” để nhận thông báo qua mail hàng ngày như OpenLinkProfiler.
Hãy nhớ kiểm tra mail về backlink thường xuyên, chỉ vài phút mỗi ngày để phát hiện vấn đề khác thường sớm nhất có thể.
Bước 2: Giám sát top backlink của mình
Có một loại thủ thuật SEO “bẩn” mà bạn nên biết dù nó ít phổ biến hơn so với kiểu mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Đôi khi đối thủ sẽ tạo một tài khoản email tương tự như của bạn rồi sau đó yêu cầu các trang mà bạn đặt backlink gỡ những liên kết đó đi. Đây quả thực là hành vi thâm hiểm, nhưng đã không ít người gặp phải tình trạng này.
Với hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn backlink thì bạn khó lòng kiểm soát được hết toàn bộ, thay vao đó hãy theo dõi những backlink nằm trong “top” mà thôi. Bạn có thể dễ dàng lọc ra những backlink này bằng bất kỳ công cụ quản lý backlink nào. Ví dụ như với Ahrefs, chỉ cần vào công cụ “site explorer” rồi chọn mục Link ở cột bên tái.
Các URL sẽ được sắp xếp theo thứ hạng tăng dần hoặc giảm dần tùy bạn lựa chọn. Tại đây bạn lọc lấy 20 URL đầu tiên để theo dõi. Cụ thể:
- Đặc biệt để ý xem những liên kết này có xuất hiện trong danh sách liên kết bị mất của những email thông báo đã thiết lập ở bước 1 không.
- Kiểm tra những backlink này ít nhất 1 lần 1 tháng bằng tay.
Và tốt nhất để tránh gặp phải những vụ tấn công kiểu này hãy tạo một tên miền duy nhất cho địa chỉ email của mình. Ví dụ [email protected]., sau đó thêm chữ ký vào cuối mỗi email như “Đây là địa chỉ email mà chúng tôi sử dụng trong tất cả các vấn đề liên quan của website…”
Bằng cách này những đơn vị đối tác sẽ phát hiện ra dấu hiệu bất thường khi có địa chỉ email lạ gửi yêu cầu cho họ.
Bước 3 (nếu có): Giám sát và báo cáo những bài đánh giá hoặc đề cập giả mạo
Đây bước được các doanh nghiệp địa phương dùng phổ biến, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng để tăng thêm một tầng bảo vệ cho website bán hàng của mình trước những thủ thuật SEO “bẩn”.
Một số doanh nghiệp liên kết với những trang đánh giá như Yelp:
Các liên kết trỏ về từ những website như Yelp thường rất có giá trị ví chúng luôn được Google xem xét đánh giá. Ví dụ, nếu ai đó tìm kiếm dịch vụ sửa ổng nước ở Florida họ sẽ nhận được một trang như thế này:
Đây là một trang giống như điều kiện căn cứ để kiểm tra thông tin của Google chứ không phải hồ sơ cá nhân của riêng doanh nghiệp. Vì vậy nếu nhưng đạt thứ hạng cao trên những trang liên kết này rất tốt. Tuy nhiên, một số đối thủ lại sử dụng các thủ thuật SEO không lành mạnh để đánh tụt thứ hạng của website bạn, điều này sẽ gián tiếp khiến thứ hạng trên Google của bạn bị giảm, đồng thời số lượng khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng bị ảnh hưởng vì những đánh giá tiêu cực.
Thế nên ngay khi phát hiện các chiến thuật “bẩn” như tạo bài đánh giá, đề cập giả hãy báo cáo lại cho các trang liên kế ngay lập tức. Yelp có một nút như vậy trên website của mình.
Điều khó khăn nhất là không thể tìm ra và tìm được hết các bài đánh giá giả mạo để loại bỏ chúng trước khi thương hiệu của bạn bị ảnh hưởng xấu. Hãy sử dụng một số công cụ giám sát như Google Alerts chẳng hạn, nó sẽ cho bạn các tin tức liên quan tới vấn đề mà bạn đăng ký thông qua mail hàng ngày.
Chỉ cần nhập cụm từ cần tìm kiếm và nhấp “creat alert” là được.
Bước 4: Từ chối liên kết xấu
Có một cách để loại bỏ những liên kết xấu mà đối thủ cố tình “bơm” vào website của bạn, đó là yêu cầu Googe không đi theo những liên kết đó. Cách này khá nguy hiểm, bởi nó có thể ảnh hưởng tới thứ hạng hiện tại của bạn, nên cân nhắc trước khi dùng.
Cụ thể khi sử dụng phương pháp này bạn cần tạo một tệp tin văn bản có chứa tất cả những URL cần bỏ qua, Google sẽ làm theo yêu cầu đó trong lần quét tiếp theo. Tuy nhiên, chỉ cần xác định nhầm URL thì bạn sẽ mất một liên kết tốt đến website của mình.
Gói dịch vụ tiêu chuẩn và nâng cao của Ahreft cũng có chức năng từ chối liên kết này:
Trong các báo cáo liên kết chỉ cần nhấn vào “disavow URL” là được. Các liên kết này sẽ được tập hợp vào một mục riêng:
Để tránh gặp phải hậu quả đáng tiếc, hãy luôn đề phòng và giải quyết những thủ thuật SEO “bẩn” của đối thủ để bảo vệ thứ hạng cho website bán hàng của mình.