Sản xuất hàng hóa được xem là một trong những yếu tố quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm sản xuất hàng hóa là gì lại còn khá xa lạ với nhiều người. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về sản xuất hàng hóa cũng như những yếu tố mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng cần nắm vững.
1. Khái niệm sản xuất hàng hóa là gì?
Sản xuất hàng hóa được hiểu là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó, sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua hoạt động trao đổi, mua bán.
Sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại dựa trên 2 điều kiện chính:
-
Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội chính là sự chuyên môn hóa sản xuất cũng như phân chia lao động xã hội ra thành các ngành và các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Đây được xem là lý do dẫn đến hoạt động trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu.
Đối với hoạt động phân công lao động xã hội, mỗi người sẽ chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định. Tuy nhiên, nhu cầu về nhiều loại sản phẩm khác nhau là rất cao, do đó họ buộc phải trao đổi với nhau để đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Việc phân công lao động xã hội hay chuyên môn hóa sản xuất cũng là yếu tố nâng cao năng suất lao động, sản phẩm thặng dư cũng ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm hơn.
-
Tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
Những người sản xuất là những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do vậy, sản phẩm làm ra sẽ thuộc chủ quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác thì cần phải thông qua hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa.
2. Thuộc tính của sản xuất hàng hóa
-
Tính giá trị trong hàng hóa
Sự phân công lao động trong xã hội chính là để tạo ra sản phẩm chuyên dùng. Người làm ra sản phẩm cần đảm bảo được rằng nó sẽ đem lại lợi ích cho cuộc sống. Bởi trên thực tế hàng hóa làm ra không được sử dụng để phục vụ cho bản thân thì phải để người khác có thể sử dụng.
Tùy vào mặt hàng mà nhu cầu sử dụng và sản xuất có nhiều hay không và có cần nhiều nguồn lực, công sức để tạo ra nó hay không. Khi càng mất nhiều thời gian và công sức tạo ra nó thì càng thể hiện được giá trị của sản phẩm. Giá trị của sản phẩm chính là công sức của những người lao động được tính vào sản phẩm mà họ đem đi trao đổi.
-
Tính giá trị sử dụng
Tính giá trị sử dụng ở đây được hiểu chính là tính hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra. Các sản phẩm được tạo ra phải có khả năng phục vụ cho nhu cầu sống của bạn. Nếu sản phẩm làm ra mà không ai cần đến và không ai muốn dùng hay không ai muốn trao đổi thì nó không được coi là hàng hóa.
3. Những đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa
Sản phẩm làm ra được phục vụ cho xã hội, đáp ứng các nhu cầu của người khác trong xã hội. Tuy nhiên, đối với sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế, lao động của người sản xuất hàng hóa lại mang tính chất tư nhân do việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là công việc riêng và mang tính độc lập.
Sản xuất hàng hóa mang nhiều ưu điểm như khai thác được những lợi thế tự nhiên xã hội, kỹ thuật của từng lao động, cơ sở sản xuất cũng như từng vùng hay từng địa phương. Đặc biệt, sự phát triển của sản xuất hàng hóa cũng giúp thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, giúp cho việc chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng.
Mối liên hệ giữa các ngành, các vùng cũng trở nên mở rộng và sâu sắc hơn. Điều này giúp tăng khả năng mở rộng trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau.
Đặc biệt, trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi các nhu cầu cũng như nguồn lực mang tính hạn hẹp mà được mở rộng hơn dựa trên cơ sở về nhu cầu và nguồn lực của xã hội.
Đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa và quy luật giá trị, cung - cầu và cạnh tranh,.. Điều này buộc người sản xuất hàng hóa cần phải luôn năng động, nhạy bén cũng như biết cải tiến và hợp lý hóa hoạt động sản xuất để nâng cao chất lượng.
Điều này không chỉ giúp chi phí sản xuất được tối ưu mà còn giúp đảm bảo đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao và phong phú, đa dạng hơn.
Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa phát triển đồng nghĩa với việc nhiều nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận mà gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Cùng với đó là những vấn đề như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày một nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và trải nghiệm của người tiêu dùng.
Trên đây là những yếu tố quan trọng về sản xuất hàng hóa mà Sapo muốn chia sẻ. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ và ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Xem thêm: