Kinh nghiệm kinh doanh mô hình quán pub nhỏ

Quán pub là một trong những mô hình giải trí phổ biến với giới trẻ hiện nay. Đây được xem là lĩnh vực đầu tư có nhiều tiềm năng phát triển, mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư. Đầu tư mô hình quán pub nhỏ như thế nào để thành công? Cùng theo dõi một vài kinh nghiệm mà Sapo chia sẻ dưới đây nhé.

1. Đánh giá tiềm năng khi kinh doanh mô hình quán pub nhỏ

Trong những năm gần đây, quán bar/pub là mô hình kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Ngày càng có nhiều tìm đến đây để giải trí, thư giãn. Quán pub là một trong những địa điểm được giới trẻ đặc biệt yêu thích, là nơi để tổ chức sinh nhật, tụ họp bạn bè.

Lợi nhuận khi mở quán pub chủ yếu đến từ việc kinh doanh các loại đồ uống như cocktail, rượu, bia,...Đây là khoản thu rất lớn với chủ quán pub nếu quán có lượng khách ổn định. 

Đặc biệt các quán pub cực kỳ đông khách vào những dịp cuối tuần hoặc lễ Tết; đặc biệt ở các thành phố lớn và thành phố du lịch như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,...Mọi người tìm đến quán để giao lưu với bạn bè, tận hưởng niềm vui mang lại cho quán pub nguồn thu dồi dào. 

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư khi mở quán pub mini tiết kiệm hơn nhưng vẫn tạo ra sân chơi riêng đầy ấn tượng và phù hợp với phần lớn mọi người.

Đánh giá tiềm năng khi kinh doanh mô hình quán pub nhỏ
Lợi nhuận khi mở quán pub chủ yếu đến từ việc kinh doanh các loại đồ uống

2. Đặc trưng nổi bật của quán pub

Pub được mọi người biết đến là quán rượu chuyên phục vụ đồ uống (cả đồ uống có cồn và không có cồn) và các loại đồ ăn nhẹ và đặc biệt nổi tiếng với những loại cocktail ngon lạ. Không gian trong các pub hầu như không ồn ã, sôi động như quán bar mà theo xu hướng khá nhẹ nhàng, chill chill. 

Không gian của quán pub được trang trí mở, tận dụng tối đa không gian đặt bàn ghế để phục vụ lượng khách nhiều nhất có thể. Các quán pub thường thiết kế nội thất bằng gỗ toát lên sự sang trọng và đảm bảo sự riêng tư cho khách hàng của mình.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, ngày nay các quán pub không chỉ mở vào buổi tối mà còn cả ngày từ sáng đến tối, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Xem thêm: Quán Pub là gì? Pub và Bar khác nhau như thế nào?

3. Kinh nghiệm mở quán pub nhỏ

3.1. Tìm mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh quán pub có thể không nằm trên các mặt phố lớn nhưng phải có khu vực để xe rộng rãi và địa chỉ dễ tìm. Chủ quán có thể nâng cao trải nghiệm cho khách hàng bằng cách thuê bảo vệ trông giữ xe, dắt xe, xếp xe cho khách để họ cảm nhận sự chu đáo cũng như sự nghênh đón nhiệt tình của quán.

3.2. Lên ý tưởng thiết kế

Quán pub nhỏ có diện tích mặt không không quá lớn, vì vậy chủ đầu tư phải lựa chọn thiết kế phù hợp, không tốn quá nhiều không gian để dành tối đa không gian phục vụ khách hàng. Bạn nên đưa ra ý tưởng của mình và concept muốn hướng tới để kiến trúc sư tính toán cùng nhau tạo ra một thiết kế ấn tượng, không rườm rà, lộn xộn. 

Lựa chọn nội thất trang trí phù hợp với concept, diện tích và đối tượng khách hàng mà quán hướng đến. Phần lớn các quán pub hiện nay đều sử dụng đồ nội thất tân tiến bởi đối tượng khách hàng mà họ nhắn đến chủ yếu là giới trẻ. Để có một phong cách thiết kế ấn tượng phải có sự kết hợp hài hòa giữa không gian kiến trúc, nội thất và các yếu tố âm thanh, ánh sáng. 

Lên ý tưởng thiết kế
Lên ý tưởng thiết kế mô hình quán pub nhỏ độc đáo và khác biệt

3.3. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng

Không chỉ kinh doanh các loại đồ uống thông thường, mô hình quán pub mini còn kinh doanh các loại đồ uống có cồn như các loại rượu, cocktail. Chính vì vậy, bạn phải tìm kiếm nơi cung cấp các nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo cung cấp liên tục và ổn định. 

3.4. Lên menu và tìm nguồn nguyên vật liệu

Menu đồ uống hấp dẫn là vũ khí giúp quán của bạn thu hút nhiều khách hàng. Để đổi mới và đa dạng menu quán, đừng quên liên tục cập nhật những xu hướng mới trên thế giới và các sản phẩm đang thịnh hành. Đa dạng các loại đồ uống từ có cồn đến không có cồn như rượu, cocktail, bia, nước ép, mocktail, soft drink,...đáp ứng cho nhiều loại khác khác nhau và khách có thể thưởng thức nhiều loại đồ uống trong mỗi lần ghé thăm quán của bạn.

Bên cạnh đó, quán pub cũng có thể sáng tạo ra những công thức pha chế đồ uống của riêng mình. Hãy nghiên cứu thật kỹ tập khách hàng thường xuyên đến quán và nghiên cứu những công thức mới độc đáo cho ra những loại đồ uống ấn tượng nhất.

Lên menu và tìm nguồn nguyên vật liệu
Menu đồ uống hấp dẫn là vũ khí giúp quán của bạn thu hút nhiều khách hàng

3.5. Máy móc và trang thiết bị hỗ trợ

Kinh doanh quán pub đặc biệt cần chú ý đến hệ thống âm thanh. Bên cạnh không gian, đồ uống thì âm nhạc cũng là một yếu tố để khách hàng lựa chọn quán của bạn giữa hàng ngàn đối thủ khác. Hệ thống âm thanh tốt tạo ra một sự cuốn hút nhất định mà không gian trong quán pub mang lại. 

Bạn nên đầu tư cho quán của mình một hệ thống âm thanh chất lượng với đầy đủ các thiết bị như loa, cục đẩy, vang số, micro, bàn mixer, DJ,...

3.6. Lập kế hoạch marketing

Kinh doanh mô hình quán pub nhỏ thường đông khách vào các dịp cuối tuần hoặc các dịp lễ tết. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng cho mình một kế hoạch marketing để thu hút khách hàng. Xây dựng các chương trình khuyến mãi dành cho khách mới, giữ chân khách cũ thu hút họ đến vào cả những ngày trong tuần. Đừng quên quảng bá hình ảnh thương hiệu của bạn bằng cách sử dụng các công cụ mạng xã hội như facebook, zalo, instagram, tiktok,..để nhiều người biết đến quán của bạn hơn.

3.7. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Môi trường làm việc phức tạp và áp lực cao đòi hỏi nhân viên phải là những người nhanh nhạy, có khả năng xử lý vấn đề tốt. Không gian quán pub là nơi khách hàng đến thưởng thức những đồ uống ngon một cách thư giãn và thoải mái nhất, vì vậy kỹ năng Bartender rất quan trọng đối với kinh doanh. Một Bartender có sự am hiểu và kỹ năng pha chế tốt sẽ giúp quán tạo ấn tượng với khách hàng và giữ chân khách hàng ghé thăm quán của bạn trong nhiều lần sau.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Nhân viên quán pub phải có sự am hiểu và kỹ năng pha chế tốt

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp với khách hàng cũng rất quan trọng. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với khách hàng. Do đó, nhân viên luôn phải giữ thái độ niềm nở, thân thiện, biết cách trò chuyện và không làm khách phật lòng. Đội ngũ nhân sự thuộc các bộ phận khác nhau cần phối hợp nhuần nhuyễn để mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất. 

4. Chi phí mở quán pub mini bao nhiêu?

Mở quán pub cần bao nhiêu vốn là đủ? Số vốn mà nhà đầu tư bỏ ra tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như địa điểm thuê mặt bằng, quy mô quán, phân khúc khách hàng, nội thất,...Một số chi phí mà chủ đầu tư cần phải chuẩn bị như:

  • Chi phí mặt bằng: Chi phí phải chi trả mặt bằng phụ thuộc vào diện tích và địa điểm mà bạn thuê. Hơn nữa, thời gian thuê mặt bằng thường rất dài, vì vậy nhà đầu tư nên cân nhắc và chuẩn bị nguồn vốn. Chi phí mặt bằng thường chiếm 25% vốn đầu tư, nhà đầu tư có thể thương lượng với chủ mặt bằng trả chi phí theo hình thức trả góp để sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
  • Chi phí trang thiết bị: phụ thuộc vào concept và thiết kế. Các chi phí thiết bị liên quan đến thiết bị âm thanh, ánh sáng, nội thất, quầy bar, thiết bị pha chế, thiết bị quản lý,...
  • Chi phí decor: Nếu bạn có kinh nghiệm setup có thể tự thiết kế bố trí bàn ghế, nội thất khoa học. Nhưng nếu không có nhiều kinh nghiệm bạn có thể thuê ngoài. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều đơn vị, cá nhân hỗ trợ trang trí, bạn có thể thuê họ để hỗ trợ bạn. Hãy lựa chọn đơn vị/ các nhân có uy tín và chuyên môn cao để quán của bạn hấp dẫn trong mắt khách hàng.
  • Chi phí mua nguyên vật liệu: rượu là loại đồ uống có giá thành cao, vì vậy bạn cần lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra các loại nguyên liệu khác cũng cần được tuyển chọn cẩn thận để nâng cao chất lượng đồ uống. 
  • Chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên: Để tuyển dụng được đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao cũng như kỹ năng tốt, nhà đầu tư cũng cần đưa ra chế độ đãi ngộ tốt, quyền lợi hấp dẫn để nhân viên gắn bó lâu dài với quán. Nhà đầu tư thuê các chuyên gia pha chế về hướng dẫn cho nhân viên của mình để họ cải thiện và nâng cao kỹ năng. 
Chi phí mở quán pub mini bao nhiêu?
Mở quán pub cần chuẩn bị rất nhiều chi phí

5. Những điều cần lưu ý khi kinh doanh pub nhỏ?

5.1. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán pub

Trước khi mở quán pub nhỏ, bạn phải tìm hiểu rõ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật đồng thời hoàn thiện các thủ tục để mở quán pub. Các loại giấy tờ liên quan phải có bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đảm bảo các điều kiện phòng cháy, chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường hợp kinh doanh tích hợp thêm dịch vụ ăn uống.
  • Giấy chứng nhận đáp ứng đủ các điều kiện phòng cháy chữa cháy.
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu, bản kê các loại rượu kinh doanh và nguồn mua (nếu quán pub kinh doanh rượu).
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá; bản sao văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp mua bán sản phẩm thuốc lá (nếu kinh doanh thuốc lá).

5.2. Quy trình quản lý, order và thanh toán

Trong quá trình kinh doanh mô hình quán pub nhỏ, quản lý doanh thu, nhân viên, khách hàng như thế nào để giảm thiểu thất thoát là câu hỏi khiến nhiều nhà đầu tư đau đầu. Sử dụng phần mềm quản lý quán pub Sapo FnB giúp bạn tiết kiệm thời gian và quản lý dễ dàng hơn với nhiều tính năng ưu việt như: 

  • Quản lý khách hàng chi tiết: Phần mềm quản lý quán pub lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng chi tiết, khoa học. Bạn lưu trữ các thông tin cơ bản của khách hàng cũng như quá trình mua hàng. Khi khách hàng phát sinh hóa đơn mua hàng, hệ thống sẽ tổng hợp chi tiết vào trong chi tiết khách hàng. Ngoài ra bạn cũng có thể xếp hạng khách hàng và tích điểm thành viên để đưa ra những chương trình chăm sóc, khuyến mãi theo từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
  • Hỗ trợ thiết lập giá theo khung giờ: đối với một số quán pub tính giá theo giờ vào/ra, Sapo FnB hỗ trợ thiết lập giá theo khung giờ đầu tiên, khung giờ thường theo nhu cầu của quản lý. Phần mềm còn thiết lập được chương trình khuyến mãi theo giờ và áp dụng tự động khi thanh toán.
  • Tính tiền nhanh chóng, in hóa đơn tự động: Tiết kiệm thời gian với phần mềm tính tiền tính toán chính xác, giảm thiểu sai sót. Kết nối phần mềm với máy in, in hóa đơn tự động gửi khách hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp.
  • Đồng bộ doanh thu trên phần mềm: Doanh thu từ các thiết bị thanh toán được đồng bộ trên phần mềm giúp chủ quán dễ dàng theo dõi đối soát ngay tại một màn hình. 
  • Kiểm tra thao tác của nhân viên: Chủ quán có thể phân quyền và kiểm soát doanh thu theo từng nhân viên; kiểm tra các hoạt động của nhân viên trên phần mềm.
  • Quản lý từ xa dễ dàng: Ngay cả khi không có mặt tại quán, chủ quán vẫn có thể theo dõi hoạt động kinh doanh, doanh thu, lãi lỗ, quản lý nhân viên khách hàng một cách chi tiết trên các thiết bị di động.

Trải nghiệm ngay 7 ngày sử dụng phần mềm quản lý quán pub Sapo FnB hoàn toàn miễn phí.

Kinh doanh mô hình quán pub nhỏ không quá khó khăn nhưng đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch chi tiết rõ ràng và những kinh nghiệm kinh doanh cần thiết. Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu của đa dạng các khách hàng, nó sẽ là nguồn sinh lợi nhuận cực lớn nếu bạn biết cách khai thác. Đừng bỏ qua một số kinh nghiệm kinh doanh mà Sapo chia sẻ đến bạn. Chúc các bạn kinh doanh quán pub thành công.

Tweet
5/5 (0 vote)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM